logo vneduvn.com

Tra cứu điểm, kết quả học tập các cấp 1, 2, 3 trên toàn quốc

Có nên chỉ đánh giá, xếp loại học sinh qua điểm số?

Điểm số là kết quả để đánh giá cả quá trình học tập của học sinh hiện nay, tuy nhiên trên thực tế bảng điểm cao chưa chắc tỉ lệ thuận với việc giỏi các kỹ năng thực tế. Vậy có nên đánh giá học sinh qua điểm số? Xếp loại học sinh qua điểm số liệu đã đủ?

1. Điểm số – thước đo năng lực của học sinh hiện nay

Ở phần lớn các quốc gia, trong quan niệm về Giáo dục truyền thống thì việc đánh giá kết quả học tập của học sinh hay sinh viên bằng điểm số là một cách thức phổ biến và áp dụng ở tất cả những cấp học.

Tại Việt Nam, điểm số sẽ giúp phản ánh rõ ràng kết quả học tập của học sinh, sinh viên ở các bài kiểm tra, thời điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ hoặc kết thúc môn học, học phần… Điểm số chính là mục tiêu để học sinh có thể nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn trong quá trình học tập. Việc đặt ra các thang điểm đánh giá nhằm mục đích giúp cho các em học sinh chú tâm đến việc học tập, hạn chế sự lơ là và trì trệ. Trường học cũng căn cứ từ điểm số đánh giá năng lực, trình độ, xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Đặc biệt là trong kỳ thi THPT Quốc gia, điểm số còn quyết định đến việc có thi đậu tốt nghiệp THPT hay trúng tuyển tại các trường Đại học, Cao đẳng, hoặc những học sinh có nguyện vọng đi du học nước ngoài nếu có bảng điểm đẹp sẽ dễ dàng có cơ hội trúng tuyển hơn.

Có thể thấy rằng trong tâm lý của các bạn học sinh và phụ huynh hiện nay thì điểm số đang là thước đo về năng lực, trình độ.

>> Các em học sinh và phụ huynh có thể xem điểm học tập nhanh chóng tại: Tra Cứu điểm VnEdu

 có nên đánh giá học sinh qua điểm số?

Điểm số là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá và phân loại học sinh một cách hiệu quả

2. Có nên chỉ đánh giá học sinh qua điểm số?

Việc đánh giá, xếp loại học sinh đang được dần chuyển sang từ hình thức đánh giá kiến thức kỹ năng sang đánh giá năng lực và nhân phẩm. Tuy nhiên năng lực của con người là vô hạn, theo nhiều chuyên gia của các đánh giá và mỗi người sẽ có những năng lực khác nhau.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có phát biểu: “Lấy mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cần phải kiên định, kiên trì, xuyên suốt.”

Việc đánh giá qua điểm số, xếp loại đạt, chưa đạt hay khen thưởng học sinh đã dẫn đến học sinh các cấp phải chạy đua với điểm số, phải học thêm quá nhiều và điều này ảnh hưởng đến thời gian trải nghiệm thực tế, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh.

Do đó một vài nơi trên thế giới thay vì chấm điểm, nhà trường chủ yếu trang bị và dạy cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết giúp học sinh đến trường học rất nhẹ nhàng hơn, thích thú hơn.

Có thể vẫn cho điểm từng bộ môn nhưng nên loại bỏ phần tổng hợp xếp loại, việc đánh giá học sinh hay nhận xét từng bộ môn chỉ mang tính chất tham khảo, giúp định hướng nghề nghiệp.

Xoay quanh vấn đề điểm số có rất nhiều các quan điểm, những tranh luận. Điểm số thực sự là một yếu tố quan trọng, là cơ sở giúp đánh giá và phân loại học sinh một cách hiệu quả nếu biết sử dụng hợp lý. Tuy nhiên nếu chúng ta coi trọng điểm số quá mức thì lúc này điểm số sẽ trở thành áp lực đè nặng lên các em học sinh.

có nên đánh giá học sinh qua điểm số

Áp lực điểm số là một tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều em học sinh

> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn tra cứu điểm VnEdu trên toàn quốc 

3. Trong thời đại điểm số không phải tất cả 

Không thể phủ nhận vai trò về điểm số trong các bài kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh. Nhưng trên thực tế đang có phản ánh cho rằng học sinh đạt điểm cao không có nghĩa là học sinh sẽ vận dụng linh hoạt kiến thức trong việc giải quyết tình huống thực tiễn.

Có nhiều học sinh điểm số cao, tốt nghiệp bằng loại giỏi, nhưng khả năng ứng dụng trong thực tế cuộc sống lại ở mức thấp. Bên cạnh đó có những học sinh điểm số trong quá trình học tập không cao nhưng lại được đánh giá cao về khả năng, kỹ năng thực hành và tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

Trong bối cảnh hiện đại ngày nay thay vì đề cao về điểm số sẽ đề cao khả năng thực hành những ứng dụng ở ngoài thực tiễn và vượt qua được khuôn khổ lý thuyết khô cứng. Những kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo, kỹ năng tự học, giao tiếp, khả năng làm việc việc nhóm, tư duy phản biện… đều rất quan trọng, góp phần tạo nền tảng bền vững và thành công ở tương lai sắp tới.

Điểm số không phải không tác dụng mà cần được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ. Vì điểm kém không có nghĩa là do học sinh kém cỏi, mà chỉ là chưa giỏi ở 1 lĩnh vực đó, ngay cả khi chưa đạt điểm số cao nhưng sau này vẫn có thể thành công nếu bạn chọn đúng sở trường, có kỹ năng, năng lực tốt và luôn tìm kiếm cơ hội để hoàn thiện bản thân.

Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin: Có nên đánh giá học sinh qua điểm số? từ đó học sinh sẽ cố gắng hơn trong quá trình học tập. Bạn đọc thường xuyên truy cập bài viết khác trong cùng chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác trong học tập.

TIN GIÁO DỤCxem thêm >>
học sinh giỏi cần bao nhiêu điểm Muốn đạt học sinh giỏi lớp 9 cần bao nhiêu điểm? Đạt danh hiệu học sinh giỏi là một trong những thành tích mà học sinh luôn nỗ lực và cố gắng đạt được. Đối với học sinh lớp 9, việc đạt học sinh giỏi không chỉ là mục tiêu cố gắng mà còn thể hiện sự nỗ lực của các […] nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh Tham khảo những cách nhận xét học sinh giúp khơi dậy niềm đam mê học tập Trong quá trình học tập, học sinh luôn cần những lời nhận xét và động viên từ thầy cô giáo để có định hướng tốt hơn trong học tập. Và đây cũng là nhiệm vụ của giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tuy nhiên, các […] cách tính điểm học sinh giỏi cấp 1 Hướng dẫn Phụ huynh cách tính điểm học sinh giỏi cấp 1 chi tiết nhất Những năm học đầu đời ở cấp 1 của con luôn là khoảng thời gian mà bố mẹ dành nhiều sự quan tâm và lo lắng. Ngoài chủ đề liên quan đến trường lớp; bạn bè; thầy cô giáo và những nội quy nhà trường, điểm số cũng là điều […] Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chi tiết nhất Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT là thông tin quan trọng giúp các em học sinh có thể xây dựng được kế hoạch ôn tập hiệu quả và đạt điểm số tốt trong kỳ thi kết thúc 12 năm học cũng như xét tuyển vào các trường Đại học mơ […] mot-mon-duoi-5-co-len-lop-khong2 Nếu một môn thi đạt 7 điểm có được học sinh giỏi không? Điểm số là một trong những yếu tố quyết định đến danh hiệu học tập của mỗi học sinh. Vậy nếu một môn 7 điểm có được học sinh giỏi không? Để giải đáp thắc mắc này các bạn học sinh và phụ huynh hãy tham khảo ngay bài viết […]